Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Trứ danh Làng Rượu bầu đá Bình Định

Có thể nói Rượu Bàu Ðá là một đặc sản đi cùng Miền đất Võ Bình Ðịnh chắc có lẽ bạn đã từng nghe qua. Được cha ông tương truyền răng những người dân nghèo ờ gò Cù Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, trong khi tìm kế sinh nhai đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Ðá. Không ngờ những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại có một mùi hương rất đặc biệt, và nếu uống một cách điều độ mỗi ngày chỉ một, hai cốc nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn.

 
Làng rượu Bàu Đá ở An Nhơn 

Và thế là từ đó, rượu Bàu Ðá trở thành một thứ “ngự tửu” được dùng để tiến vua, là loại rượu thường được dùng trong các buổi yến tiệc của vua chúa...
xóm Bầu Đá (Nhơn Lộc - An Nhơn), hầu như nhà nào cũng nấu rượu, trong đó riêng thôn Cù Lâm có đến 95% hộ dân nấu rượu. Họ vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa tận dụng hèm (bã rượu) để nuôi heo. Các hộ gia đình nấu rượu ở xóm Bầu Đá hầu hết đều kế thừa nghề truyền thống của cha ông để lại. Hiện nay ở xã Nhơn Lộc nơi nào có nguồn nước tốt đều có thể nấu được rượu ngon như của xóm Bàu Đá, bởi vậy người nấu rượu không còn giấu bí mật nghề nghiệp như trước. Hơn nữa, rượu ngon hay dở còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề người nấu.  
Nấu rượu cũng lắm công phu với nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phải mất đến 6 ngày mới cho một mẻ rượu (một nồi nấu). Bắt đầu từ việc chọn gạo và nếp. Mỗi mẻ nấu sử dụng khoảng 7,2 kg gạo. Cơm đã trộn men ủ vào xô nhựa, sau 3 ngày cơm dậy mùi thơm của men rượu, chế vào 16 lít nước giếng trong, ủ tiếp 2 ngày, khi mở nắp xô mùi thơm ngào ngạt của cơm rượu đã chín cho ta cảm giác ngất ngây. Cho cơm rượu vào nồi đun trong 5 giờ, rượu được chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang nồi ngưng tụ (có dụng cụ chứa nước làm mát nồi ngưng). Một mẻ có thể cho ra 4 lít rượu nguyên chất.
Nếu muốn rượu của những mẻ sau ngon hơn, sử dụng rượu bào (rượu ngưng tụ đã hết độ trong, chuyển sang màu trắng đục) đổ vào nồi nấu của mẻ sau, hương vị rượu càng tuyệt vời hơn. Thêm một kinh nghiệm để nhận biết rượu ngon là: Khi rót rượu ra ly phải rót từ từ, nếu rượu sủi bọt li ti thì đó là rượu thứ thiệt. Quả thật càng khám phá về rượu Bàu Đá càng thấy thích thú.
Rượu Bàu Đá hiện đang là mặt hàng bán chạy ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã mở đại lý thu mua rượu tại xã Nhơn Lộc và đã xuất khẩu rượu đặc sản này sang thị trường Mỹ. Về lâu dài hứa hẹn một thị trường rộng lớn cho rượu Bàu Đá tạo cơ hội cho người sản xuất tăng khối lượng sản phẩm, tăng doanh thu.
Hiện nay, Rượu Bàu Đá Bình Định đã và đang được người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và một số du khách nước ngoài rất ưa chuộng, vì chất lượng của rượu Bàu Đá không hề thua kém so với một số loại rượu danh tiếng khác. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ rượu Bàu Đá trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu các hộ tự tìm mối tiêu thụ dẫn đến sự thiếu ổn định trong sản xuất, giá cả bấp bênh, ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Phần lớn các hộ nấu rượu với mục đích thu hồi phụ phẩm để cung cấp thức ăn trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc khó khăn trong đi lại do hạ tầng giao thông của làng nghề chưa có gì, mùa mưa thì sình lầy, mùa nắng thì bụi bặm, đã gây trở ngại cho khách du lịch khi muốn đến tham quan làng nghề
Nguôn:Sở văn hóa du lịch Bình Định

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Các món đặc sản Đà Lạt

1. Trước tiên là Bún Công, tô bún ở đây rất lớn và ngon, có 3 loại để bạn lựa chọn: Tô nhỏ 12.000, tô lớn 15.000 và tô đặc biệt 20.000 đồng, theo tô thì các bạn lên ăn tô lớn vì vừa ngon và vừa lo cho một người cỡ cầu thủ bóng rổ. Quán này nằm cạnh trường trường ĐH Đà Lạt, trên đường Phù Đổng Thiên Vương, ngã 5 ĐH đi lại khoảng 500 mét

2. Bánh canh Xuân An,chu cha ngon lắm, chỉ với 15.000 đồng, nó nằm gần bưu điện tp. Đà Lạt

3. Bánh bèo số 4 (Bánh bèo số 4 chính hiệu bà Hường) 10.000 đồng 1 dĩa, món này thì thật khoái đối với chị em, nhưng chỉ có điều khi đến nếu định ăn 2 dĩa thì phải gọi ngay 1 lần chứ chờ ăn xong dĩa đầu mới gọi thì lâu lắm vì khách đông, cả địa phương và khách du lịch. Sở dĩ có tên bánh bèo số 4 vì nó nằm ở cây số 4, ngay đầu dốc La Sơn Phu tử cắt đường Hai Bà Trưng. Chú ý những ngày ăn chay như 14,15,30,1 là không bán.

4. Bún bò Huế, món này tôi thích lắm, vì tôi đã đi khắp các tỉnh Miền Nam mà chưa thấy ở đâu ngon bằng, có lẽ phải ra Huế ăm mới ngon gần bằng. Nó nằm ở hẻm Ánh Sáng, đây là ấp ánh sáng nơi sinh sống của những người gốc Huế vào đây sinh sống, giá 15.000 một tô. lưu ý các bạn có đến ăn thì phải nhanh lên vì khu này sắp giải tỏa

5. Nem nướng Bà Hùng, nguyên liệu là thịt bò xay nhuyễn và nướng trên bếp than củi, khi ăn cuốn với bánh tráng và rau thơm, với 17.000 đồng một suất. Hiện nay có mấy cơ sở như ở Phan Đình Phùng. nhưng ngon nhất và là nơi gốc của nó là trên Chi Lăng gần bệnh viện Quân Đội của học Viện Lục Quân

6. Quán ăn Tài Ký, các món tiềm như gà, bồ câu, gân bò, gân heo, óc heo,ngọc hành....tiềm với sâm và thuốc bắc, rất ngon và bổ dưỡng, giá 50.000 một tiềm, nằm trên đường Bùi Thị Xuân, Hồ xuân Hương đi lên khoảng 900 mét.

7. Một món cũng phải kể tới là quán ăn của người Tàu nằm trên đường Phan Đình Phùng có tên là: Mì Hoành Thánh, rất ngon và giá chỉ 15.000 đồng một tô.

8. Muốn lai rai một chút thì có Bê thui 371, địa chỉ 371 đường Phan Đình phùng, giá rẻ bất ngờ, 4 người khoảng 150.000 thì say. hoặc chỗ ba toa có quán Thanh Tâm hoặc Lẩu bò 73 Duy Tân cũng các món bò bê rất ngon và rẻ, sở dĩ gọi "ba toa" vì trước đây khu này là Lò mổ.

9. Muốn đơn giản và nhẹ nhàng thì có bánh mì Liên Hoa ở đường 3/2 ngay gần trung tâm, giá mềm và không chặt chém, chỉ 5000 một ổ ăn rất ngon, muốn mua 6 hay 7000 người ta cũng bán. Làm mấy ổ và chai nước cho vào ba lô là bạn có thể yên tâm đi chơi cả ngày, tối về ăn món khác.

Ngoài ra ở KS Golf1 (đinh tiên hoàng) và Golf3 (Trước chợ Đà Lạt) hàng tuần vẫn có tiệc tự chọn với giá cũng vừa phải 50-100 ngàn 1 suất tùy đợt.

Lưu ý: Tuyệt đối không nghe mấy anh chàng cò mồi chạy quanh Hồ Xuân Hương hoặc trên đường dụ vào các quán gì gì...vì vào đó có mấy con dao họ mài sẵn rồi, nên vào những quán đông khách, ngay cả uống cafe cũng không lên nghe thao họ để vào những chỗ có gì gì đó, giá họ đưa ra chỉ có trên trời mới chịu được.

Món ngon Sapa

Ngoài khu vực chợ ẩm thực nhiều lựa chọn, đa dạng, giá cả phù hợp. Bạn có thể lựa chọn một số nhà hàng được comments tốt dưới đây:
  • Lẩu Cá hồi ở nhà hàng Hoa Đào 33 Xuân Viên. Nhà hàng này đã chuyển sang địa chỉ mới là 48 phố Lê Văn Tám, ngay sau khách sạn Sao Phương Bắc.
  • Nhà hàng Rendezvous(rượu táo mèo ở đây ngon)
  • Lotus Sapa 34 Cầu Mây lẩu cá hồi & các món ăn cực ngon, giá hợp lý và lúc nào cũng đông khách.
  • Nhà hàng Red Dao: có món canh nấm tươi, ngon và ngọt. Ngoài ra có các món salat, đu đủ tôm nướng, khoai lang chiên. Ăn ở đây ngon nhưng giá mắc hơn một số nhà hàng khác. Địa chỉ: 4B, Thác Bạc, Sa Pa, Điện thoại: 020.3872927
  • Nhà hàng Sapa Cuisine ở Sapa. Địa chỉ: Xuân Viên, Sapa – Điện thoại: 020.3871535. Lẩu Gà đen khoảng 300k, ăn bét nhè.
Ăn sáng: Có quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn, Hoàng Ngân (nằm bên phải nhà thờ) hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon hết ý
Ăn trưa, tối ra nhà hàng Anh Dũng (69 phố Xuân Viên Sapa – gần bến xe), nhà hàng Suối Bạc (P. Tuệ Tĩnh) hoặc Hoa Đào (033 Xuân Viên). Đây là những địa chỉ ẩm thực ngon , giá cả vừa phải, được nhiều thực khách khen ngợi.
Ăn đêm: bạn có thể ra khu vực trung tâm, xung quanh Nhà Thờ. Có rất nhiều hàng quán vỉa hè bán đồ nướng. Các món nướng vỉa hè thì đa dạng, nhưng chủ yếu là ăn chơi thôi. Khu vực này rất nhộn nhịp vào buổi đêm, một số món nướng như: trứng nướng, lòng nướng, dạ dày nướng, gà nướng, hạt dẻ… Lưu ý là những quán ăn vỉa hè ăn chơi thôi nhé, ăn nhiều cũng tốn lắm đó.
Nhà hàng Observation (đối diện bưu điện, đồ Tây và Ta, đi đông phải đặt trước) 0203 502 019 / 0912 700 044. Ở đây có mấy món Thịt hun khói xào rau Su Su với món Khoai tây rán thịt bò.
Bánh cuốn: có một hàng bánh cuốn ngon nhất Sapa, nhưng nằm hơi xa trung tâm, chạy xe máy từ Sapa ngược lại phía Lào Cai cỡ hơn 1km, đi qua cái nghĩa trang bên tay trái 1 đoạn là nhìn thấy hàng bánh cuốn này, cực kỳ lụp xụp, nhà gỗ gép, tối om, xe máy dựng đầy đường, toàn quan chức nhà nước bữa sáng gặp nhau tíu tít nói cười, người dân tộc đến đây sáng sớm đã vừa ăn vừa uống rượu, ăn xong tự đếm chén trả tiền.
Baguette & Chocolat Sapa : Nhà hàng Pháp, nằm trên đường đi Thác Bạc, ngay gần khách sạn Darling hotel. Đi bộ từ Sân quần lên dốc mất 5 phút. Nhân viên phục vụ thường là các bé dân tộc địa phương được đào tạo bởi trung tâm dạy nghề Hoa Sữa, các bé rất đáng yêu, lịch sự, nấu ăn ngon, chuẩn. Chỗ này có cả 4, 5 phòng nghỉ nữa.
Thắng Cố: Nhà hàng Anh Quỳnh, ngay chỗ vườn hoa đi trung tâm đi bộ vài bước ra hướng Lào Cai, nằm bên tay trái. Vui là chính chứ thắng cố ở đây ăn sạch, không giống thắng cố Si Ma Cai, rất chất, chảo thắng cố thấy cả mứt lẫn cỏ nổi lên!
Uống: Quán cafe ở Sapa khá nhiều. Có nhiều quán view đẹp ở phố Cầu Mây. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm quán Trà chanh Hà Nội, sát khách sạn công đoàn. Cũng thấy có phong cách. Giá như quán bình dân ở Hà Nội, 20k/cốc đen đá.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Những Món ngon Bến Tre đậm đà chất Miền Tây

Món ngon Bến Tre, không thể bỏ qua

Chuối Đập: ở gần hồ Trúc Giang (là một địa điểm nổi tiếng của học sinh Bến Tre). Món này đơn giản là chuối đập ra và nướng than ăn với nước cốt dừa. Món này không phải là loại chuối nguyên trái rồi có nếp bên ngoài, mà đơn giản là 1 trái chuối để giữa 2 tấm thớt cho nó dẹp ra. Cái ngon của món này là chuối vừa nướng nóng là ăn ngay với nước cốt dừa nóng. Quán bán từ xế trưa cho đến chiều nhưng thường là hết sớm. Bạn nào muốn ăn thì tranh thủ ra sớm, phải ăn ngay tại quán mới ngon.
Bánh canh bột xắt: chính hiệu đặc sản miền tây. Món này làm từ bột gạo, nước sệt thường nấu với thịt vịt chấm nước mắm gừng. Sở dĩ có tên gọi bánh canh bộ xắt vì để làm bột bánh canh người ta sẽ dùng bột gạo, nhào nặn theo công thức riêng của từng người. Thường thì khó tìm chỗ bán vì các chị thường gánh đi, chỉ có dân địa phương mới biết hành trình thôi, nhưng các bạn có thể hỏi bất cứ dân địa phương nào.

Chè Bưởi Thầy Tôn
Chè bưởi thầy Tôn: nằm ở đường Nguyễn Huệ gần trường Mẫu giáo Đồng Khởi, bán từ chiều đền tối. Mặc dù ăn nhiều địa điểm bán chè ở TP HCM nhưng không thể nào tìm được chổ nào làm ngon như ở đây. Chè ngọt vừa, sợi chè dai và đặc biệt là chỉ có 10k/ ly thôi.
Cơm Tấm: Chắc nhiều bạn không biết cơm tấm có gì mà là đặc sản. Nếu có dịp ghé Bến Tre nhât định các bạn phải ăn thử món này. Cơm Tấm ở đây ngon hơn ở Sài Gòn. Cơm tấm ở Bến tre là cơm tấm thật, có nghĩa nấu từ tấm nên sẽ khó nấu hơn gạo bình thường chúng ta ăn. Thịt thường là thịt heo nướng, xắt mỏng, mỏng đến nỗi bạn có thể nhìn xuyên qua được bên kia, ngoài ra còn có thịt gà ram xé nhỏ, trứng cút chiên ốp la, bì dưa leo, cà chua, cải chua … Tất cả làm thành 1 dĩa cơm bắt mắt và đủ dinh dưỡng. Địa điểm bán ở nhiều nơi trong tỉnh, đa số đều ngon. Một lựa chọn cho món này là Cơm Tấm Chi gần Ngân Hàng công thương, hoặc quán sau lưng Hồ bơi bán vào buổi sáng.
Bắp nướng: chỗ bán nổi tiếng nhất là gần cầu Kiến Vàng, đối diện bở sông, Ở đây có 1 chỗ bán hoành tráng, có rất nhiều người ăn, bán từ chiều cho đến 9h tối.
Bò Đun – Bò Lá Lốt – Bánh Hỏi
Ngoài ra thì cũng có các món như Bánh xèo miền tây, Bò đun – Bò lá lốt – Bánh Hỏi ở gần trường Chuyên Bến Tre.
Trái cây thì vô chợ Bến Tre, không cần trả giá nhiều lắm, vừa tiện vừa ngon.
Café thì ghé vô khách sạn Hàm Luông hoặc khách sạn Việt Úc, hoặc chạy ra đường Lộ Mới.
Món HỦ TIẾU PATE (ngay trung tâm thành phố, chỉ vài quán nấu) một món cũng nên ăn khi tới Bến Tre.
Chuột dừa: là một loài vật chuyên phá hại dừa nhưng cũng lại là một món ăn được ưa chuộng. Chuột được chế biến thành nhiều món: nướng, hấp, nấu cà ri, ngon nhất vẫn là thịt chuột dừa hấp trong nồi cơm. Lấy chuột ra xé chấm với muối tiêu ớt và rau răm thì không thể chê được. Có thể thưởng thức món này tại các vườn dừa, vừa săn chuột dừa làm món ăn, món nhâm nhi, người săn chuột vừa được chủ dừa thưởng tiền công khoảng 2.000đ/cây dừa.
Nguồn : toidi

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Những món ăn đặc sản Bình Định hấp dẫn


Nem chợ Huyện không mềm như nem Thủ Đức, không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu mà dai dai, sần sật, chua chua, giòn giòn, ngọt thanh đã miệng. Nem tươi đã ngon, nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt càng tuyệt.
Bánh xèo Mỹ Cang
món ăn, đặc sản, Bình Định
Bánh xèo Mỹ Cang ngon là nhờ các thành phần đều được chế biến từ đặc sản địa phương. Như gạo phải được xay từ loại lúa ở cánh đồng khu Đông. Tôm phải là loại tôm đất sống nước lợ ở đầm Thị Nại. Nước chấm phải được pha chế từ loại nước mắm nguyên chất...
Bánh xèo ăn kèm với là bánh tráng gạo nguyên chất, rau sống, một ít xoài và dưa leo xắt mỏng và chén nước mắm vàng ươm ngọt ngào hương vị miền biển. Cái ngọt của tôm tươi, cái giòn giòn của gạo đủ lửa và một chút chua, chát của xoài và chuối chát, quyện tất cả lại thành một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Rượu Bàu Đá
món ăn, đặc sản, Bình Định
món ăn, đặc sản, Bình Định
Quy trình nấu rượu Bàu Đá.
Rượu Bàu Đá có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Khi nấu rượu, cũng không dùng nồi nhôm mà dùng nồi đồng, nắp đậy bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre. Và phải chưng bằng lửa nhỏ mới vắt cạn được tinh chất gạo.
Bún song thằn
món ăn, đặc sản, Bình Định
Sở dĩ có tên gọi "song thằn" vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh.
món ăn, đặc sản, Bình Định
Cách làm món bún này khá kỳ công. Đậu xanh đem phơi nắng cho thật khô rồi đem ngâm nước lạnh độ một ngày một đêm cho nở đều mới đem xay. Lúc xay phải tốn sung thật nhiều nước sông Kôn lắng qua nhiều đợt thì bún mới đạt đổ dẻo, mềm. Trung bình 5 kg đậu chỉ làm thành 1kg bún, nên món bún này có giá thành khá cao.
An Thái là nơi bạn có thể thưởng thức tại chỗ một tô bún song thằn nấu với lòng gà hay mua một vài kg làm quà cho bạn bè và người thân.
Cua huỳnh đế
món ăn, đặc sản, Bình Định
Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Ðề Gi (Bình Ðịnh). Cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao, khác hẳn với các loại cua khác.
Có nhiều cách chế biến cua huỳnh đế như hấp, nướng… Đặc biệt, người dân địa phương còn chế biến loại cua vua này thành món um mặn ăn với cơm hay nồi cháo cua huỳnh đế có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

10 Món ngon nên thưởng thức khi du lịch Singapore

Khi nhắc đến Singapore, chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đến món Cua ớt, cua ớt đen, cơm gà Hải Nam, canh xương thịt, satay,.. Đã đến Singapore không ai có thể bỏ qua cơ hội thưởng thức chúng.
1.Cua sốt cay Chili crab



 Là một trong những món ăn “made in Singapore” thực thụ, được một đầu bếp người Sing “phát minh” và phổ biến trong những năm 1950, món cua sốt ớt chính là “quốc túy” của người dân đảo quốc sư tử. Không gì có thể so sánh cảm giác được hít hà và tận hưởng vị ngon ngậy của những chú cua biển quyện với nước cà chua sốt trứng nóng hổi có thêm chút vị cay cay của ớt khi ăn kèm với vài lát bánh nướng. Cua sốt cay chính là 1 trong 50 món ăn ngon nhất thế giới theo đánh giá của CNN. Hãy thể hiện mình là dân sành ăn uống khi đến đúng “đại bản doanh” của món “quốc túy” này tại Cửa hàng hải sản đường Mattar, hay đường Old Airport ở Singapore.

2. Thịt xiên Satay
 Thịt xiên Satay

Được xem là món ăn “ông tổ” đường phố ở Singapore, món thịt xiên nướng Satay mà được suýt xoa thưởng thức trên các đường phố Sing về đêm thì không còn gì tuyệt vời hơn thế. Được làm từ thịt gà hay thịt lợn, thịt bò sau quá trình ướp gia vị đặc trưng, từng xiên thịt đỏ tươi sẽ được nướng chín trên than hồng cho dậy mùi quyến rũ. Thực khách sẽ không thể nào quên món ăn tuyệt hảo này nếu ăn kèm với nước sốt đậu phộng và một chút tương ớt cay cay cùng vài lát bánh mì hay dưa chuột thái miếng.

3. Bánh Kaya nướng
 
 Bánh nướng Kaya

Hãy đến ngay đại lộ Maxwell tại thủ đô Singapore để “thẩm thấu” vị ngon ngọt nhẹ của món bánh được mệnh danh là “Món sáng quốc gia” của người dân quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á này. Nếu từng nếm qua Kaya, ít ai có thể quên hương vị độc đáo của những lát bánh mì thơm phứt, dậy mùi trứng sữa ngầy ngậy, kẹp giữa là dòng nhân sóng sánh có mùi lá dứa thơm thơm. Sẽ là một bữa sáng hoàn hảo nếu bạn nhâm nhi Kaya với một tách cà phê hay một tách trà nóng hổi để chào đón ngày mới của mình.

4. Cơm gà Hải Nam
 
 Cơm gà Hải Nam
Một “ứng cử viên” sáng giá góp phần làm nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Singapore là món cơm gà Hải Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đĩa cơm thơm dẻo nấu bằng nước gà béo ngậy có thêm vị bổ dưỡng có chút cay cay của những thớ thịt gà chấm tương ớt cùng vị thanh mát của những lát dưa chuột có khả năng kích thích tiêu hóa thực khách “không chê vào đâu được” của món ăn “lai Sing” này.
5. Cà ri Laksa
 
 Cà ri Laksa
Là món ăn mang tên làng chài ven biển Laksa, cà ri Laksa là sự kết hợp hoàn hảo đến tuyệt vời và rất đậm chất “biển” của những sợi mì dẻo thơm hòa lẫn với chả cá, tôm, sò huyết, giá đỗ được tưới lên bằng loại nước cà ri sốt ngậy vị cốt dừa cay cay.
6. Cá đuối nướng sambal
 
 cá đuối nướng Sambal

Đầu bếp Singapore rất giỏi trong việc biến hóa các món ngon đến từ các nơi khác thuộc châu Á thành những món đậm chất Sing rất riêng. Và món cá đuối nướng có nguồn gốc từ Malaysia này được “phù phép” rất điệu nghệ bằng những lát cá đuối tươi ướp nước sốt sambal làm từ hỗn hợp gồm ớt tươi, tỏi, me, hẹ và belacan (một loại gia vị cay) cho ngấm rồi cuộn vào lá chuối nướng cho giữ nguyên vị thơm ngon.
7. Mì xào Hokkien Mee
 
Mì xào Hokkien Mee

Là món ăn có nguồn gốc từ Malaysia, “phiên bản” Hokkien Mee ở Singapore vẫn rất khác qua cách chế biến tài nghệ của các đầu bếp. Khác với món các món ăn trộn cùng nước sốt sambal, Hokkien là món mì xào khô có điểm thêm vài chú tôm thơm ngon, bên cạnh là bát sốt sambal cho thực khách toàn quyền thưởng thức. Mặc dù món ăn này khá nhiều mỡ lợn nhưng đây mới chính là điểm tạo nên sự khác biệt, không lẫn vào đâu được của Singapore.

8. Bánh mì Roti Prata
 
Bánh mì Roti Prata

Hẳn thực khách không còn xa lạ gì với món bánh crepe có mặt ở khắp các cửa hàng trên toàn thế giới, thế nhưng, món bánh “dẹt” có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ này vẫn rất “Sing” qua bàn tay biến hóa của đầu bếp xứ đảo quốc sư tử. Roti Prata là món bánh ăn nhẹ làm từ bột mì nướng có vị thơm và ngọt nhẹ, rất thích hợp cho các bữa điểm tâm hàng ngay.
9. Otah-Otah
 
 Otah Otah
Được gọi là Otak - Otak trong tiếng Malaysia, có nghĩa là “trí não”, nhưng Otah đơn giản được làm từ bột cá thu trộn đều với các loại gia vị như ớt, gừng, hẹ tây, nghệ, chanh và nước cốt dừa cho ngấm, sau đó bọc vào lá dừa hoặc lá chuối rồi nướng lên trên than hồng cho đến khi nức mùi thơm đặc trưng rất “ngon lành”.
10.Chai Tao Kway
 
 Chai Tao Kway

Chai Tao Kway được gọi là bánh cà rốt chiên, nhưng nó lại không hề có chút cà rốt nào đâu teen ạ. Món ăn là sự “giao thoa” hoàn hảo giữa những miếng bột gạo và củ cải trắng xắt nhỏ đem hấp lên rồi chiên trên chảo nóng cùng với với hành tây, trứng ốp la, tỏi, sau cùng là tô điểm vài nhánh hành lá hoặc rau mùi cho đẹp mắt. Chai Tao Kway được chế biến cực kỳ công phu và thực khách phải cực kỳ tinh tế mới cảm nhận hết vị ngon món ăn “top-ten” của đảo quốc này.