Khâu chuẩn bị nguyên liệu
Thịt nạc dăm xay: 50g Bún tàu ngâm nở: 1 lọn nhỏ Nấm rơm: 100g Trứng vịt: 3 quả Hành lá: 1 cọng Hành tím băm Tiêu, dầu ăn Aji-ngon® Hạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi Hạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi
1. SƠ CHẾ:
– Thịt nạc dăm, ướp 1m hành tím, 1/3m tiêu, 1/3m hạt nêm Aji-ngon®, 1m nước. – Hành là xắt nhuyễn. Nấm rơm làm sạch, cắt lát mỏng. Bún tàu cắt khúc ngắn khoảng 3cm.
2. THỰC HIỆN:
– Xào chín thịt, nấm. Đập trứng ra tô, đánh trứng cho đều lòng trắng và lòng đỏ. – Cho thịt vào trộn chung với trứng, cho thêm 1/2m hạt nêm Aji-ngon®, 1/3m tiêu. Đánh đều cho trứng tan đều. Cho nấm rơm, bún tàu, hành lá vào trộn đều. – Đặt chảo lên bếp, chờ chảo nóng, cho dầu ăn vào, đặt khuôn lên. Trút trứng vào khuôn khoảng 2cm, rắc hành lá lên trên, chiên chín vàng đều hai mặt. Trứng chín, cho ra dĩa.
3. CÁCH DÙNG:
Cho ra dĩa, dùng kèm với nước mắm.
Tags: Các tìm kiếm liên quan đến trứng đúc nấm rơm ngon trứng hấp nấm rơm trứng chiên nấm rơm cách chiên trứng với nấm rơm cách làm món trứng hấp nấm rơm nấm rơm xào trứng nấm rơm xào trứng cút trứng rán nấm rơm nấm rơm xào tỏi
BLOG DU LỊCH VIỆT NAM - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
Blog du lịch nơi chia sẻ địa điểm du lịch thú vị,kinh nghiệm du lịch việt nam
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016
Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013
Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phòng
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn rồi nhỉ một lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên tại đây,nếu bạn du lịch Hải Phòng đừng bỏ qua địa điểm hấp dẫn này nhé
Người Hải Phòng cuối tuần
hay đi tắm biển Đồ Sơn trong ngày. Một số điểm vui chơi ở Đ.Sơn bạn nên
đi đó là: Biệt thự Bảo Đại, thung lũng tình yêu, khu du lịch Hòn Dáu.
Buổi chiều thì đi tắm biển, tối đi dạo vòng vòng. Nếu đi 2 ngày thì,
sáng hôm sau đi tàu sang đảo Hòn Dáu, thăm đảo đèn, vườn sinh thái,
chiều về lại Hà Nội.
Lưu ý: nếu ra Hòn Dáu bạn nên đi tầm
sáng sớm (liên hệ số điện thoại Bến Nghiêng : 0312214428) nếu tầu đi
vắng khách thì giá vé sẽ cao, nếu tầu đông khách các bạn nên mặc cả giá.
Nhớ mua vé cho 2 chiều luôn nhé.
Trọi Trâu Đồ Sơn
Trọi Trâu Đồ Sơn diễn ra vào 9 tháng 8
âm lịch hàng năm, nếu đi vào thời gian này bạn nên ghé thăm xem Trọi
Trâu. Đây là một lễ hội nổi tiếng ở Hải Phòng và miền Bắc. Xem thêm
thông tin Lễ Hội Trọi Trâu tại đây.
Khách sạn ở Đồ Sơn
Có nhiều khách sạn và nhà nghỉ, tuy
nhiên theo mình các bạn nên ở khu 295. Từ đường cái chính khi đi đến gặp
tượng con trâu ở khu 1 thì bạn rẽ trái. Khu này trước đây do quân đội
quản lý, nên an toàn và vắng vẻ. Giá cả cũng hợp lý. Liên hệ 295 anh
Quân : 0168583659.
Nếu đi trong ngày cần chỗ nghỉ ngơi, các
bạn có thể thuê nhà nghỉ theo giờ. Ngoài ra còn nhiều nhà nghỉ và khách
sạn ven biển ở các bãi II, III. Giá cả thì không biết đâu mà lần, ra cứ
mặc cả và đi chọn nhà nghỉ khách sạn nào ưng ý là được. Nếu bí quá thì
lại về Hải Phòng mà nghỉ đêm.
Về thuê xe máy ở Đồ Sơn hay Hải Phòng là khó, hiếm thấy có dịch vụ này. Các bạn có xe máy có thể mang xe lên tầu hỏa, xuống đó đi lượn lờ.
Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
Du Lịch Tam Đảo có những điểm tham quan nào ???
Những điểm tham quan Tam Đảo đáng để đi nhất
Chùa Vân: Tịnh Viện Vân Sơn Tam Đảo, thuộc xã Hồ Sơn – Huyện Tam Đảo (cách Tam Đảo
9km, từ đường nhựa theo hướng lên Tam Đảo rẽ phải vào khoảng 200m, có
biển hướng dẫn rất bự). Ngôi chùa này khởi công vào ngày 04/03/2009, cho
đến nay đã hoàn thành phần khung, chắc vài tháng nữa mới trang trí
xong. Đường vào vẫn còn rải đá dăm. Từ đường nhựa đi vào sẽ thấy một bãi
đất rộng, phía bên trái là chùa đang xây, rẽ bên tay phải (có thể nhìn
thấy ngay vì khung cảnh rất thoáng) là Chính điện nằm giữa khu rừng
thông và keo (77 bậc gạch đỏ để lên đến thềm). Ở chỗ này view cũng đẹp
mà ngủ cũng sướng lắm ạ.
Tháp truyền hình: cao 93 m trên
đỉnh Thiên Nhị với độ cao 1.375 m. Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng
mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loài
hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ…
Ở nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du
khách như các sứ giả đón khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra
bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây…
Thác Bạc: Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn,
hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống
dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một
dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối,
tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa…Đỉnh Rùng Rình: nếu thích mạo hiểm, bạn hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang, mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.
Cổng trời: Từ thi trấn Tam Đảo bạn đi thẳng lên nhà thờ thời Pháp rẽ trái đi thẳng là tới Cổng trời. Ðứng trên Cổng Trời nhìn xuống thị trấn Tam Ðảo mờ mờ ảo ảo trong những làn sương chợt đến chợt đi ta thấy Tam Ðảo đẹp lạ lùng. Mây mù quấn quýt quanh người, những cơn gió từ cánh rừng thông xanh mơn mởn. có thể làm bạn rùng mình giữa ngày hè oi ả.
Một ngày ở Hà Nội nên đi những đâu – Du Lịch Làng Đường Lâm
Tắm bể bơi: Ở Tam đảo ngoài một số chỗ chơi trên bạn có thể đi bơi tại bể bơi công cộng. Là bể bơi nằm lưng chừng núi nên rất lãng mạn. Tắm ở đây nước rất sạch sẽ, bạn nên tắm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều vì tắm vào gần tối nước sẽ khá lạnh. Giá vé tắm bể bơi là 50.000VND, nếu bạn nào lỡ mua mà không tắm nữa có thể trả lại đấy.
Bể bơi rất nhiều du khách chọn làm nơi thư giãn
Đánh golf: Dịch vụ sân Golf Tam Đảo tiêu chuẩn quốc tế, rộng 300 m2 bao gồm: khu sân tập, bãi tập chíp bóng có bẫy cát và hàng loạt bẫy gạt bóng bao quanh. Trên 100 xe golf, và đội ngũ 200 nhân viên điều hành golf chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ.
Đền Bà chúa Thượng ngàn: Ngôi đền với nhiều hạng mục đang xây dựng nhưng thực sự có nhiều cảnh đẹp đáng để viếng thăm và làm lễ.(Hãy chú ý mặc đồ lịch sự và có thái độ đúng mực ở nơi này nhé)Mình đã ngỡ ngàng khi tới sân tượng với tượng Phật,tượng Bồ tát,tượng La hán chìm trong sương mờ.Cảnh tượng đó như không phải ở chốn trần gian.Hãy đắm mình và không gian ấy và chiêm nghiệm…
Buổi tối từ 18h là sương phủ kín
cả thị trấn,đi dạo lúc này là tuyệt nhất nhưng hãy nhớ mặc ấm và đội mũ
nếu không sẽ ướt hết tóc.Cảnh vật lúc này sẽ rất lạ và bạn sẽ ngắm nhìn
mọi thứ qua sắc thái huyền ảo mà hiếm nơi nào có được. Còn nếu muốn ấm
áp bạn có thể nhâm nhi café ở góc quán nào đó hoặc cùng bạn bè hát
karaoke hay đốt lửa trại thì sẽ có dịch vụ đáp ứng đầy đủ.
Ăn uống tại Tam Đảo khá đắt, nên khuyến khích bạn đến đây nên mang theo 1 số đồ ăn sẵn. Trên Tam Đảo có mấy nhà hàng
đồ ăn khá ngon nổi tiếng với món gà đồi, su su các loại món như xào,
luộc, gà bọc đất. Xin giới thiệu cho bạn một số nhà hàng ở Tam Đảo: nhà
hàng Hải Đăng, nhà hàng Hàng không…
Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013
Trứ danh Làng Rượu bầu đá Bình Định
Có thể nói Rượu
Bàu Ðá là một đặc sản đi cùng Miền đất Võ Bình Ðịnh chắc có lẽ bạn đã từng nghe qua. Được cha ông tương truyền răng những người dân nghèo ờ gò Cù
Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, trong khi tìm kế sinh nhai
đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Ðá.
Không ngờ những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại có một mùi hương
rất đặc biệt, và nếu uống một cách điều độ mỗi ngày chỉ một, hai cốc
nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đau lưng, nhức
mỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng
hơn.
Làng rượu Bàu Đá ở An Nhơn
Và thế là từ đó, rượu Bàu Ðá trở thành một thứ “ngự tửu” được dùng để tiến vua, là loại rượu thường được dùng trong các buổi yến tiệc của vua chúa...
Ở xóm
Bầu Đá (Nhơn Lộc - An Nhơn), hầu như nhà nào cũng nấu rượu, trong đó
riêng thôn Cù Lâm có đến 95% hộ dân nấu rượu. Họ vừa để đáp ứng nhu cầu
thị trường, vừa tận dụng hèm (bã rượu) để nuôi heo. Các hộ gia đình nấu
rượu ở xóm Bầu Đá hầu hết đều kế thừa nghề truyền thống của cha ông để
lại. Hiện nay ở xã Nhơn Lộc nơi nào có nguồn nước tốt đều có thể nấu
được rượu ngon như của xóm Bàu Đá, bởi vậy người nấu rượu không còn giấu
bí mật nghề nghiệp như trước. Hơn nữa, rượu ngon hay dở còn tùy thuộc
vào kinh nghiệm và tay nghề người nấu.
Nấu
rượu cũng lắm công phu với nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phải mất đến 6 ngày
mới cho một mẻ rượu (một nồi nấu). Bắt đầu từ việc chọn gạo và nếp. Mỗi
mẻ nấu sử dụng khoảng 7,2 kg gạo. Cơm đã trộn men ủ vào xô nhựa, sau 3
ngày cơm dậy mùi thơm của men rượu, chế vào 16 lít nước giếng trong, ủ
tiếp 2 ngày, khi mở nắp xô mùi thơm ngào ngạt của cơm rượu đã chín cho
ta cảm giác ngất ngây. Cho cơm rượu vào nồi đun trong 5 giờ, rượu được
chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang nồi ngưng tụ (có dụng cụ chứa
nước làm mát nồi ngưng). Một mẻ có thể cho ra 4 lít rượu nguyên chất.
Nếu
muốn rượu của những mẻ sau ngon hơn, sử dụng rượu bào (rượu ngưng tụ đã
hết độ trong, chuyển sang màu trắng đục) đổ vào nồi nấu của mẻ sau,
hương vị rượu càng tuyệt vời hơn. Thêm một kinh nghiệm để nhận biết rượu
ngon là: Khi rót rượu ra ly phải rót từ từ, nếu rượu sủi bọt li ti thì
đó là rượu thứ thiệt. Quả thật càng khám phá về rượu Bàu Đá càng thấy
thích thú.
Rượu
Bàu Đá hiện đang là mặt hàng bán chạy ở thị trường trong và ngoài tỉnh.
Nhiều doanh nghiệp đã mở đại lý thu mua rượu tại xã Nhơn Lộc và đã xuất
khẩu rượu đặc sản này sang thị trường Mỹ. Về lâu dài hứa hẹn một thị
trường rộng lớn cho rượu Bàu Đá tạo cơ hội cho người sản xuất tăng khối
lượng sản phẩm, tăng doanh thu.
Hiện
nay, Rượu Bàu Đá Bình Định đã và đang được người tiêu dùng trong tỉnh,
trong nước và một số du khách nước ngoài rất ưa chuộng, vì chất lượng
của rượu Bàu Đá không hề thua kém so với một số loại rượu danh tiếng
khác. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ rượu Bàu Đá trong những năm
qua gặp nhiều khó khăn do sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu các hộ tự tìm mối
tiêu thụ dẫn đến sự thiếu ổn định trong sản xuất, giá cả bấp bênh, ảnh
hưởng lớn đến thu nhập. Phần lớn các hộ nấu rượu với mục đích thu hồi
phụ phẩm để cung cấp thức ăn trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc khó khăn
trong đi lại do hạ tầng giao thông của làng nghề chưa có gì, mùa mưa
thì sình lầy, mùa nắng thì bụi bặm, đã gây trở ngại cho khách du lịch
khi muốn đến tham quan làng nghềNguôn:Sở văn hóa du lịch Bình Định
Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013
Các món đặc sản Đà Lạt
1. Trước tiên là Bún Công, tô bún ở đây rất lớn và
ngon, có 3 loại để bạn lựa chọn: Tô nhỏ 12.000, tô lớn 15.000 và tô đặc
biệt 20.000 đồng, theo tô thì các bạn lên ăn tô lớn vì vừa ngon và vừa
lo cho một người cỡ cầu thủ bóng rổ. Quán này nằm cạnh trường trường ĐH
Đà Lạt, trên đường Phù Đổng Thiên Vương, ngã 5 ĐH đi lại khoảng 500 mét
3.
Bánh bèo số 4 (Bánh bèo số 4 chính hiệu bà Hường) 10.000 đồng 1 dĩa,
món này thì thật khoái đối với chị em, nhưng chỉ có điều khi đến nếu
định ăn 2 dĩa thì phải gọi ngay 1 lần chứ chờ ăn xong dĩa đầu mới gọi
thì lâu lắm vì khách đông, cả địa phương và khách du lịch. Sở dĩ có tên
bánh bèo số 4 vì nó nằm ở cây số 4, ngay đầu dốc La Sơn Phu tử cắt đường
Hai Bà Trưng. Chú ý những ngày ăn chay như 14,15,30,1 là không bán.
4.
Bún bò Huế, món này tôi thích lắm, vì tôi đã đi khắp các tỉnh Miền Nam
mà chưa thấy ở đâu ngon bằng, có lẽ phải ra Huế ăm mới ngon gần bằng. Nó
nằm ở hẻm Ánh Sáng, đây là ấp ánh sáng nơi sinh sống của những người
gốc Huế vào đây sinh sống, giá 15.000 một tô. lưu ý các bạn có đến ăn
thì phải nhanh lên vì khu này sắp giải tỏa
5.
Nem nướng Bà Hùng, nguyên liệu là thịt bò xay nhuyễn và nướng trên bếp
than củi, khi ăn cuốn với bánh tráng và rau thơm, với 17.000 đồng một
suất. Hiện nay có mấy cơ sở như ở Phan Đình Phùng. nhưng ngon nhất và là
nơi gốc của nó là trên Chi Lăng gần bệnh viện Quân Đội của học Viện Lục
Quân
6. Quán ăn Tài Ký, các món tiềm như gà,
bồ câu, gân bò, gân heo, óc heo,ngọc hành....tiềm với sâm và thuốc bắc,
rất ngon và bổ dưỡng, giá 50.000 một tiềm, nằm trên đường Bùi Thị Xuân,
Hồ xuân Hương đi lên khoảng 900 mét.
7. Một món
cũng phải kể tới là quán ăn của người Tàu nằm trên đường Phan Đình
Phùng có tên là: Mì Hoành Thánh, rất ngon và giá chỉ 15.000 đồng một tô.
8.
Muốn lai rai một chút thì có Bê thui 371, địa chỉ 371 đường Phan Đình
phùng, giá rẻ bất ngờ, 4 người khoảng 150.000 thì say. hoặc chỗ ba toa
có quán Thanh Tâm hoặc Lẩu bò 73 Duy Tân cũng các món bò bê rất ngon và
rẻ, sở dĩ gọi "ba toa" vì trước đây khu này là Lò mổ.
9.
Muốn đơn giản và nhẹ nhàng thì có bánh mì Liên Hoa ở đường 3/2 ngay gần
trung tâm, giá mềm và không chặt chém, chỉ 5000 một ổ ăn rất ngon, muốn
mua 6 hay 7000 người ta cũng bán. Làm mấy ổ và chai nước cho vào ba lô
là bạn có thể yên tâm đi chơi cả ngày, tối về ăn món khác.
Ngoài
ra ở KS Golf1 (đinh tiên hoàng) và Golf3 (Trước chợ Đà Lạt) hàng tuần
vẫn có tiệc tự chọn với giá cũng vừa phải 50-100 ngàn 1 suất tùy đợt.
Lưu
ý: Tuyệt đối không nghe mấy anh chàng cò mồi chạy quanh Hồ Xuân Hương
hoặc trên đường dụ vào các quán gì gì...vì vào đó có mấy con dao họ mài
sẵn rồi, nên vào những quán đông khách, ngay cả uống cafe cũng không lên
nghe thao họ để vào những chỗ có gì gì đó, giá họ đưa ra chỉ có trên
trời mới chịu được.
Món ngon Sapa
Ngoài khu vực chợ ẩm thực nhiều lựa
chọn, đa dạng, giá cả phù hợp. Bạn có thể lựa chọn một số nhà hàng được
comments tốt dưới đây:
- Lẩu Cá hồi ở nhà hàng Hoa Đào 33 Xuân Viên. Nhà hàng này đã chuyển sang địa chỉ mới là 48 phố Lê Văn Tám, ngay sau khách sạn Sao Phương Bắc.
- Nhà hàng Rendezvous(rượu táo mèo ở đây ngon)
- Lotus Sapa 34 Cầu Mây lẩu cá hồi & các món ăn cực ngon, giá hợp lý và lúc nào cũng đông khách.
- Nhà hàng Red Dao: có món canh nấm tươi, ngon và ngọt. Ngoài ra có các món salat, đu đủ tôm nướng, khoai lang chiên. Ăn ở đây ngon nhưng giá mắc hơn một số nhà hàng khác. Địa chỉ: 4B, Thác Bạc, Sa Pa, Điện thoại: 020.3872927
- Nhà hàng Sapa Cuisine ở Sapa. Địa chỉ: Xuân Viên, Sapa – Điện thoại: 020.3871535. Lẩu Gà đen khoảng 300k, ăn bét nhè.
Ăn sáng: Có quán phở gà ta đối diện bến
xe thị trấn, Hoàng Ngân (nằm bên phải nhà thờ) hoặc vào trong chợ Sapa
có quán phở nhà sàn ăn ngon hết ý
Ăn trưa, tối ra nhà hàng Anh Dũng (69 phố Xuân Viên Sapa – gần bến xe), nhà hàng Suối Bạc
(P. Tuệ Tĩnh) hoặc Hoa Đào (033 Xuân Viên). Đây là những địa chỉ ẩm
thực ngon , giá cả vừa phải, được nhiều thực khách khen ngợi.
Ăn đêm: bạn có thể ra khu vực trung tâm,
xung quanh Nhà Thờ. Có rất nhiều hàng quán vỉa hè bán đồ nướng. Các món
nướng vỉa hè thì đa dạng, nhưng chủ yếu là ăn chơi thôi. Khu vực này
rất nhộn nhịp vào buổi đêm, một số món nướng như: trứng nướng, lòng
nướng, dạ dày nướng, gà nướng, hạt dẻ… Lưu ý là những quán ăn vỉa hè ăn
chơi thôi nhé, ăn nhiều cũng tốn lắm đó.
Nhà hàng Observation (đối diện bưu điện,
đồ Tây và Ta, đi đông phải đặt trước) 0203 502 019 / 0912 700 044. Ở
đây có mấy món Thịt hun khói xào rau Su Su với món Khoai tây rán thịt
bò.
Bánh cuốn: có một hàng bánh cuốn ngon
nhất Sapa, nhưng nằm hơi xa trung tâm, chạy xe máy từ Sapa ngược lại
phía Lào Cai cỡ hơn 1km, đi qua cái nghĩa trang bên tay trái 1 đoạn là
nhìn thấy hàng bánh cuốn này, cực kỳ lụp xụp, nhà gỗ gép, tối om, xe máy
dựng đầy đường, toàn quan chức nhà nước bữa sáng gặp nhau tíu tít nói
cười, người dân tộc đến đây sáng sớm đã vừa ăn vừa uống rượu, ăn xong tự
đếm chén trả tiền.
Baguette & Chocolat Sapa : Nhà hàng
Pháp, nằm trên đường đi Thác Bạc, ngay gần khách sạn Darling hotel. Đi
bộ từ Sân quần lên dốc mất 5 phút. Nhân viên phục vụ thường là các bé
dân tộc địa phương được đào tạo bởi trung tâm dạy nghề Hoa Sữa, các bé
rất đáng yêu, lịch sự, nấu ăn ngon, chuẩn. Chỗ này có cả 4, 5 phòng nghỉ
nữa.
Thắng Cố: Nhà hàng Anh Quỳnh, ngay chỗ
vườn hoa đi trung tâm đi bộ vài bước ra hướng Lào Cai, nằm bên tay trái.
Vui là chính chứ thắng cố ở đây ăn sạch, không giống thắng cố Si Ma
Cai, rất chất, chảo thắng cố thấy cả mứt lẫn cỏ nổi lên!
Uống: Quán cafe ở Sapa khá nhiều. Có
nhiều quán view đẹp ở phố Cầu Mây. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm
quán Trà chanh Hà Nội, sát khách sạn công đoàn. Cũng thấy có phong cách.
Giá như quán bình dân ở Hà Nội, 20k/cốc đen đá.
Đọc thêm :kinh nghiệm du lịch
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Núi Yên Tử
Đi Yên Tử trong ngày
Nếu đi trong ngày các bạn nên đi sớm từ
Hà Nội, với khoảng cách khoảng 120km Hà Nội đi Yên Tử, mât khoảng 2,5
giờ đi ô tô. Bạn nên xuất phát từ HN lúc 5h30 hoặc 6h, đến chân núi và
đi cáp treo lúc 8h30. Đi 2 lần cáp treo và đi bộ xen giữa các điểm cáp
treo lên tới Chùa Đồng lúc trưa. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi ăn trưa
với đồ ăn mang theo.
Thăm quan nghỉ ngơi, lễ bái và chụp ảnh xong bạn lại xuống núi, khoảng 15h bạn bắt đầu xuống. Về lại Hà Nội khoảng 19h30.
Đi 1 ngày thì nên đi sớm và đi Cáp treo,
nên ăn tự túc để chủ động thời gian. Nếu bạn đi muộn thì có thể ăn trưa
tại Hoa Yên, tuy nhiên sẽ về lại HN rất muộn.
Đi Yên Tử 2 ngày
Có nhiều phương án, bạn có thể kết hợp đi Yên Tử
và Hạ Long trong 2 ngày 1 đêm. Ngày 1 xuất phát từ Hà Nội đi Hạ Long,
chiều tham quan Hạ Long và ngủ lại tại Bãi Cháy hoặc Tuần Châu. Tối bạn
có thể vui chơi, xem nhạc nước, biểu diễn cá Heo tại khu du lịch Tuần
Châu.
Ngày 2 bạn nên đi sớm, vì dành cả ngày
cho Yên Tử, đi cáp treo cả 2 chiều lên và về. Có thể mang đồ ăn trưa đi
cùng, hoặc ăn trưa tại mấy quán ăn ở Hoa Yên. Chiều khoảng 16h xuất phát
về lại Hà Nội.
Ngoài ra bạn có thể leo núi bằng đường
bộ, sẽ khá mệt và bạn cần thời gian. Nên tới Yên Tử vào chiều ngày 1,
leo lên Hoa Yên rồi nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau leo sớm, và về trong
ngày 2. Đi bộ 2 ngày thì sẽ đỡ mệt hơn nhiều vì có thời gian nghỉ đêm
tại đó. Còn nếu đi bộ trong 1 ngày thì sẽ rất vất vả, và đau chân.
Một số lưu ý khi đi Yên Tử
- Nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi.
- Quần áo thì tùy vào mùa. Nhưng tốt nhất là nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc vào.
- Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp Lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu.
- Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm ngía.
- Không nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận.
- Những chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra.
- Lưu ý giữ vệ sinh chung, dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui định.
Lịch trình đi Du lịch Hạ Long
Bảng Giá Vé cáp treo Yên Tử
Người lớn
|
Trẻ em
|
|
Khứ hồi 2 tuyến
|
250.000
|
180.000
|
Khứ hồi tuyến 1
|
150.000
|
100.000
|
Khứ hồi tuyến 2
|
150.000
|
100.000
|
Một chiều tuyến 1
|
80.000
|
60.000
|
Một chiều tuyến 2
|
80.000
|
60.000
|
Dịch vụ ăn uống giá trung bình từ 50k
đến 100k / suất ăn. Đi đông có thể đặt ăn theo mâm. Một món đặc sản của
Yên Tử bạn nên ăn đó là Măng Trúc, có nhiều cách chế biến, đơn giản nhất
là Luộc ăn với muối vừng. Tại các nhà hàng bạn cũng nên gọi món này ăn
cho biết.
Du lịch Mai Châu khám phá vẻ đẹp của Miền núi Tây Bắc
Mai Châu là một thung lũng nhỏ nằm dưới đèo Thung Khe, nơi có rất
nhiều bản làng người Thái sinh sống. Các hoạt động chính khi đi Mai Châu
các bạn có thể thực hiện:
- Đi bộ (trekking) hoặc Đi xe đạp vòng quanh các bản làng: bản Lác, bản Pom Coong, bản Văn, bản Nhót (các bản chính).
- Đi thăm Hang Chiều, Hang Mỏ Luông.
- Tối có thể thuê văn công của bản đến diễn, xem mùa Xòe, múa Mông, các làn điệu dân ca Thái.
- Đi xa hơn bằng xe máy: đi dọc theo quốc lộ 6 cũ, đến hồ Sông Đà, phong cảnh đẹp, trên đường đi có Thác nước (đi trong ngày).
- Từ Mai Châu bạn có thể đi xe máy vào Pù Luông rồi trở ra (nếu bạn đi ô tô đến thì thuê xe máy tại bản rồi đi). Đọc thêm bài viết về Pù Luông nhé.
Homestay tại Mai Châu
Mình hiện không lưu số điện thoại nào về Homestay ở Mai Châu. Mỗi lần đi Mai Châu mình đều có ở 1 nhà khác nhau, đi dẫn khách thì vẫn quen ở 1 nhà nhưng lại không lưu số. Các bạn nếu có đi Mai Châu lần đầu cũng đừng lo việc Ngủ, các bản ở Mai Châu đều có dịch vụ lưu trú tại gia. Bạn không cần phải liên hệ trước để đặt phòng đâu, với 3 bản làm du lịch thì số lượng nhà nghỉ là rất lớn. Trừ khi bạn đi số lượng đoàn đông thì liên trước, còn từ tầm 20 người trở lại thì không cần. Vì đôi khi liên hệ trước giá còn cao hơn. Thông thường là 50k/ người / đêm. Ăn uống tại homestay luôn.Du lịch Mai Châu
Chương trình đi bằng ô tô xuất phát từ Hà Nội (2 hoặc 3 ngày)
Ngày 1 : Bạn bắt xe
khách đi Sơn la tại bến xe Mỹ Đình, giá vé xe từ 90 – 110k. Bến xe Mỹ
Đình là bến xe khách có nhiều hãng xe chạy lên các tỉnh Tây Bắc. Hoặc
bạn có thể chọn tuyến xe đi Quan Hóa tại bến xe Giáp Bát. Bạn nên xuất
phát từ 7h hoặc 7h30, xe chạy đến ngã ba Tòng Đậu khoảng 10h30. Từ đây
bạn có thể thuê xe ôm đi vào bản Lác hoặc bản Pom Com. Bên nên nghỉ tại
bản Pom Coọng hơn, vì bên bản Lác hiện nay đã thương mại
hóa nhiều, nếu bạn muốn yêu tĩnh thì nên chọn Pom Coong. Giá tiền ngủ
là 50k. Nếu bạn muốn thực sự yên tĩnh nữa thì có thể sang nghỉ homestay
tại bản Nhót, hoặc bản Văn cách đó khoảng hơn 2km, nhưng sẽ hơi buồn vì
bản Nhót giờ vẫn chưa có 1 tý thương mại hóa nào.
Khi đã chọn
được điểm nghỉ rồi thì bạn nên đặt ăn với chủ nhà luôn. Chiều ngày 1 bạn
thuê xe đạp (20k -50k/xe) hoặc đi bộ (thuê người dẫn nếu bạn không biết
đường khoảng 100k) lòng vòng các bản chơi : bản Lác, bản Pom Coong, bản
Văn, bản Nhót, đi xe đạp ra cánh đồng lúa. Tối bạn có thể thuê đội văn
nghệ của bản đến diễn, giá giao động từ 600k – 700k cho 1 buổi diễn.
Ngày 2 : bạn đi bộ thăm
hang Mỏ Luông (mất tiền vé khoảng 40k thì phải), hang này năm ngay cạnh
đường cái, đối diện Mai Chau Logde. Nếu bạn có sức khỏe và muốn trải
nghiệm leo núi, bạn có thể đi Hang Chiều, miễn phí vé. Hang nằm trên núi
cao, leo khoảng 1,5 – 2km. Từ đỉnh núi bạn cũng có thể nhìn thấy toàn
cảnh thung lũng Mai Châu. Xuống núi, bạn đi tiếp thêm một đoạn để thăm
chợ huyện. Trưa trờ về bản ăn cơm. Nếu bạn đi 2 ngày thì chiều quay trở
lại ngã 3 Tòng Đậu bắt xe khách nhé. Khi bạn đi xe khách từ HN lên Mai Châu, bạn nên hỏi luôn lái xe về thời gian xe về Hà Nội.
Nếu bạn đi 3 ngày thì ngày 2 bạn nên
thuê xe máy đi khám phá những bản xa hơn. Một trong những nơi để đi xe
máy đó là đi vào đường quốc lộ 6 cũ tới Hồ Hòa Bình. Một số bản tại xã
Bao La và Piêng Về (chỗ này có rất nhiều tour xe đạp cho khách Tây). (cụ
thể ở chương trình xe máy phía dưới)
Ngày 3 : Sáng bạn thự hiện chương trình của ngày 2, chiều bắt xe về Hà Nội.
Phượt Mai Châu
Dành cho các bạn đi Phượt xe máy từ Hà Nội (3 ngày)
Thông thường thì các nhóm hay đi 2,5
ngày từ Hà Nội, thứ 6 đi Chủ nhật về. Chương trình này mình tạm xây dựng
trong 3 ngày. Bạn đi xe máy thì cần chú ý mang giấy tờ xe đầy đủ. Chương
trình này là chương trình phổ biến, nếu bạn muốn đi nhiều hơn, có thể
liên hệ với mình. Để có hình dung về cung đường, bạn có thể xem ở đây.
Ngày 1: bạn xuất phát
từ 7h30. Chạy xe theo quốc lộ 6 đến Lương Sơn, qua Xuân Mai nhớ để ý
Công An nhé. Qua thị trấn LS một đoạn bạn rẽ vào đường đi Kim Bôi ( đoạn
này phong cảnh cũng đẹp, chạy loằn ngoằn qua núi và suối, nếu bạn tinh
mắt có thể thấy Cọn Nước bên đường. Nếu chưa từng ghé thăm Thủy Điện Hòa Bình,
bạn có thể không đi theo đường này, chạy xe quan thành phố Hòa Bình để
chiêm ngưỡng con đập thủy điện hoành tráng (mất vé nếu vào thăm tổ máy).
Đi tiếp bạn sẽ đến Dốc Cun, trước khi vào Dốc Cun cũng nên để ý Công An
huyện nhé. Khi đi trên Dốc Cun bạn nhớ đi từ từ, vì có CA bắn tốc độ ở
đây.
Với khoảng cách 155km thì chỉ khoảng tầm trưa là bạn đã tới Mai Châu,
nhận phòng và ăn trưa. Chiều treckking các bản Lác, Pom Coong, có thể
đi xe đạp nếu thích. Tối xem ca múa nhạc và giao lưu lửa trại.
Ngày 2: Sẽ có 2 hướng
nên chia ra thành 2 buổi. Sáng bạn có thể đi xe lên hồ Hòa Bình, hướng
lên Sơn La, sau đó rẽ vào đường 6 cũ, trên đường đi qua 1 con thác cũng
khá đẹp, nên tận dụng thời gian chơi ở đây lâu lâu một chút. Trưa có thể
ăn đồ mang theo, hoặc về lại Mai Châu ăn trưa. Chiều hỏi đường đi xã
Bao La, Piềng Về, cả đi và về hết khoảng 3 -4 tiếng.
Ngày 3: Đường về bạn có
thể chọn đường 12B về Vụ Bản, rẽ sang đường đi Kim Bôi (thị trấn Bo),
qua chợ Bến về Vân Đình, Ba La. Đi đoạn này để ý công an gần Kim Bài.
Đoạn từ Vụ Bản đi thị trấn Bo có nhiều đoạn đèo dốc đẹp, qua nhiều bản
Mường. Có thể ăn trưa tại Vân Đình, hoặc đường mòn Hồ Chí Minh. Đoạn từ
đèo Thung Khe đi Vụ Bản, nếu bạn thích có thể rẽ vào Lũng Vân chơi, sau
đó đi theo đường nhỏ chạy dọc sông Cái về Vụ Bản. Nếu bạn thích bạn cũng
có thể vào Khu Bảo Tồn Ngổ Luông, phong cảnh đẹp, có đào và mận vào mùa
xuân.
Du Lịch Hồ Quan Sơn-Hà Nội
Thời điểm đẹp nhất để đến với Quan Sơn
chính là vào mùa Sen nở, tầm giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 dương lịch.
Khi đó Sen nở vô cùng đẹp. Nếu bạn đến vào thời gian khác thì những thảm
Trang Trang phủ bóng mặt hồ cũng là những góc đẹp không kém mùa Sen.
Đi và đến Hồ Quan Sơn
Đường đi Quan Sơn khá dễ, bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus. Đường đi giống với đường đi Chùa Hương,
từ Hà Nội bạn đi xuống Hà Đông, đến Ba La rẽ trái đi Vân Đình, Tế Tiêu.
Với các bạn đi xe máy, khi qua thị trấn Vân Đình bạn sẽ đi men theo đê 1
đoạn, đến ngã 4 thị trấn Đại Nghĩa bạn đi thẳng qua 1 cánh đồng là đến
Hồ Quan Sơn, bạn xem bản đồ phí dưới. Nếu bạn đi xe buýt thì khi đến ngã
tư thị trấn Đại Nghĩa bạn xuống xe và đi xe ôm 1 đoạn khoảng 4km là tới
khu du lịch Quan Sơn. Khi đi xe buýt bạn nhớ hỏi giờ xe về chuyến cuối
để liệu thời gian đi trở ra. Cách đón xe Bus, bạn có thể đón tại bến xe
Mỹ Đình, hỏi xe bus đi Tế Tiêu
Nhà nghỉ tại Hồ Quan Sơn
Hiện khu du lịch Quan Sơn có một nhà
nghỉ nằm ngay tại bến đò xuất phát. Nhà nghỉ đã cũ và giờ cũng xuống
cấp. Không thích hợp lắm cho lưu trú qua đêm. Nếu bạn ham chơi mà muốn
nghỉ lại thì cũng có thể nghỉ được. Ngoài dịch vụ lưu trú bạn có thể
liên hệ đặt ăn luôn tại đây. Hoặc liên hệ đặt ăn trưa với người lái đò,
nhà dân xung quanh.
Với kinh nghiệm của mình thì các bạn nên
tự chuẩn bị đồ ăn cho nhóm. Khi đi qua Vân Đình bạn mua 1 đến 3 con tùy
vào số lượng đoàn đi. Tới Quan Sơn đặt cơm, ăn cùng Vịt Cỏ Vân Đình
thì còn gì bằng nữa. Mua Vịt Cỏ ở Vân Đình nên chọn hàng nào đông khách
nhé, có nhiều hàng nhưng chỉ có 1 hàng ngon nhất thôi. Tôi Đi mách cho
bạn nhà hàng ngon nhất là nhà hàng Ngọc Bé gần Bưu Điện (quán này ngon
nhưng cũng dân dã thôi). Ngoài ra Vân Đình còn 1 món ngon nổi tiếng nữa
là Thịt Chó, nên đi vào khu vực Đê có mấy quán khá ngon, cách đi: đến
đầu cầu Phùng Xá bạn không qua cầu mà rẽ lên đê, đi 1 đoạn có 1 quán
Thịt Chó ngon. Nếu đi sớm, chơi Quan Sơn xong bạn ghé về Vân Đình đánh
chén cũng ok.
Nói nhiều về ẩm thực Vân Đình quá, giờ
vào phần thăm quan chính ở Quan Sơn. Đến Hồ Quan Sơn bạn mua vé thắng
cảnh, mua vé đò, 100k cho 4 người / thuyền. Thời gian đi thăm Hồ giao
động khoảng 2 tiếng đến 3 tiếng. Thuyền sẽ đưa bạn đi lòng vòng mặt Hồ,
thưởng ngoạn phong cảnh tự nhiên của lòng Hồ Quan Sơn.
Cuối cùng thuyền sẽ dừng tại một ngôi đền phía trong, bạn lên thăm quan
một lúc rồi lại đi thuyền trở ra. Khi về qua một hòn đảo nhỏ, bạn có
thể lên nói với lái đò cho lên đó chơi, tắm Hồ. Nếu muốn chơi lâu ở đảo,
hoặc muốn tìm một chỗ để nghỉ ngơi, ăn trưa. Bạn hỏi qua lái đò và cho
họ thêm tiền, hẹn giờ họ quay lại đón bạn.
Hồ Quan Sơn bạn có thể đi trong ngày,
ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thăm Chùa Bối Khê tại Thanh Oai trên
đường về. Đây là một ngôi chùa cổ kính, có nét kiến trúc độc đáo. Cách
đi đến chùa, từ Quan Sơn về khi tới thị trấn Kim Bài, bạn hỏi đường đi
chùa Bối Khê người dân sẽ chỉ cho bạn cách đi.
Nguồn : toidi
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013
Du Lịch Chiang Mai tham quan những thắng cảnh nào??
Chùa Wat Phrathat Doi Suthep
Cách thành phố 18 km, chùa tọa lạc trên sườn núi Suthep ở độ cao 1.073. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng Bảo tháp lớn được mạ vàng, và có thể nhìn thấy từ thành phố trong những ngày quang mây. Chùa được xây dựng vào năm 1383 trong thời kỳ Lanna. Con đường đến ngôi chùa là 290 bậc thang Naga. Nếu bạn không đủ sức leo lên những bậc thang này thì có thể đi bằng cáp treo chỉ với 20 baht. Bạn nên đi tới đây bằng xe máy cho rẻ và đi được tự do (chú ý khi đi đường núi).
Chùa Wat Chedi Luang
Chùa nằm trong thành phố tại đường
Prapokklao. Chùa ban đầu được xây dựng vào năm 1401 theo lệnh của vua
Saeng Ma Muang. Năm 1454, đương kim vua Tilo-Garaj mở rộng các Bảo tháp
đến độ cao 86 m. Sau trận động đất vào nằm 1545 Bảo tháp nằm trong đống
đổ nát cho đến những năm 1991-1992, khi nó được xây dựng lại với chi phí
vài triệu baht. Điều đặc sắc của ngôi chùa này là những nét kiến trúc
độc đáo của triều đại Lanna và nghệ thuật (Bắc Thái). Wat Chedi Luang
còn nổi tiếng là một trong những nơi thờ tạm của tượng Phật Ngọc, nay
được thờ phụng tại Wat Phra Kaeo ở Bangkok. Giờ mở cửa: 8.00-17.00.
Mae Sa Elephant Camp
Trại Voi Mae Sa được bao quanh bởi tán
cây rừng tươi tốt, nằm khuất trong thung lũng đẹp như tranh vẽ. Trại
nằm cách thành phố khoảng 30 km về phía bắc. Mae Sa là nhà của hơn 70
con voi thuần hóa cùng với những người quản tượng. Mỗi ngày, những con
voi được tắm và vui đùa trong dòng sông, cho ăn và thực hiện một chuỗi
các bài tập. Tới đây bạn sẽ được cưỡi voi đi vòng quanh trại, tìm hiểu
về cuộc sống của loài Voi, và tận hưởng những khung cảnh thiên nhiên.
Ngoài chuyến thăm ngắn trong ngày, bạn cũng có thể thử tham gia các khóa
đào tạo quản tượng cơ bản, cái này chỉ dành cho những ai đi chuyên sâu
tìm hiểu mà thôi. Khóa học sẽ dạy cho các bạn về các vấn đề sinh học của
động vật, các yêu cầu về sức khỏe, ngôn ngữ cơ thể, cũng như các mệnh
lệnh, đào tạo vẽ tranh, tắm rửa, và điều khiển Voi.
Sở thú Chiang Mai
Đây là một sở thú lớn được quản lý chặt
chẽ, nằm trên sườn rừng Doi Suthep. Sở thú là nơi cư trú của hơn 200
loài thú, chim đến từ châu Á và châu Phi. Tại đây còn nuôi giữ hai chú
gấu trúc nổi tiếng là Lin Hui và Xuang Xuang, đại sứ thiện chí của Thái
Lan và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Con của chúng được đặt tên là “Lin
Ping”. Sở thúc Mở cửa từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Ngoài ra,
sở thú lúc hoàng hôn mở cửa từ 6 giờ đến 9 giờ tối. Để biết thêm thông
tin chi tiết, bạn có thể truy cập trang web www.chiangmaizoo.com.
Dân tộc Cổ Dài Karen và Hang động Chiang Dao
Đến với khu vực miền Bắc Thái Lan, bạn
nên đến thăm làng của những người dân tộc cổ dài. Có 2 cách để tiếp cận
họ là thăm làng Padung tại khu vực Chiang Dao cave, hoặc trên đường từ
Chiang Rai đi Mae Sai.
Hang động nằm ở khoảng 72km về phía bắc Chiang Mai.
Tự hào với một số thạch nhũ đẹp nhất Chiang Dao Cave chạy dài nhiều cây
số vào sâu trong núi. Số liệu chính thức là khoảng 12 km. Các hang động
là một phần của dãy núi Chiang Dao cao 2.100 mét.
Padung Village, làng của những người Karen cổ dài
Từ Chiang Dao Cave bạn tiếp tục hành
trình lên núi để viếng thăm làng Padung nơi có dân tộc cổ dài Karen sinh
sống. Những người phụ nữ đeo những chiếc vòng bằng đồng quanh cổ, cổ
tay và mắt cá chân như là một phần của nền văn hóa của họ. Chuyến thăm
sẽ giúp bạn tìm hiểu về những con người dân tộc thiểu số ở vùng Bắc
Thái. Bạn cũng có thể mua 1 vài chiếc vòng làm quà lưu niệm, một hành
động giúp đỡ những người thiểu số nơi đây.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)